Nặn tò he

Tò he nét văn hóa lưu giữ lâu đời cố đô Huế

Văn hóa Huế

Cố đô Huế như là nôi nuôi dưỡng văn hóa truyền thống lâu đời với nhiều loại hình dân gian còn tồn tại cho đến ngày nay. Và số ít hoạt động văn hóa dân gian được người dân Huế lưu giữ cho đến tận ngày dù cho công nghệ đã có một bước tiến xa nhưng hình ảnh những chiếc tò he vẫn còn đâu đó trong làng quê cố đô.

1. Nghề nặn tò he – Tinh hoa nghệ thuật tạo hình khéo léo

Ai đã từng chứng kiến hình ảnh nghệ nhân tò he khéo léo tạo hình từng nhân vật, con vật nó chân thật đến lạ kỳ. Bàn tay điệu nghệ của tỉ mỉ làm nên một tác phẩm tò he nhìn có vẻ giản đơn nhưng thật ra khó vô cùng. Nghề nặn tò he đòi hỏi sự khéo léo, chỉn chu và kiên trì, chỉ cần hỏng một chi tiết nhỏ thì tác phẩm bị mất tự nhiên đi hẳn.

Nghề nặn tò he là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân xứ Huế – Ảnh: @happyvietnam

Thời xưa, trẻ con ở làng quê Huế đều mê đắm mỗi lần nhìn thấy các ông, các bà cần mần nặn từng hình dáng đất sét nhiều màu dán lại với nhau. Hình ảnh đó như là sự tinh hoa hình ảnh khiến cho tuổi thơ của bao người không thể quên. Cho đến bây giờ, khi thời đại công nghệ phát triển thì dần dần nghề nặn tò he cũng đã dần ít lại, chỉ còn những nghệ nhân yêu nghề mới bám trụ lâu để gìn giữ nét văn hóa làm nghề tò he.

2. Đẹp mắt trước màu đất sét nặn tò he Huế

Để tạo nên những tác phẩm nặn tò he đẹp mắt, ngoài đôi bàn tay khéo lé của các nghệ nhân còn phải đòi hỏi về chất lượng đất sét tò he. Chất đất sét tò he phải mềm, mịn thì mới dễ nặn, dễ tạo hình. Nguyên liệu chính để làm tò he bao gồm bột gạo, gạo tẻ trộn chung với nhau, quan trọng nhất vẫn ở công đoạn luộc bột. Nếu bột không chín và dẻo thì khi ra thành phẩm sẽ bị khô và cứng, khó tạo hình. Do đó, để mà nói công đoạn nặn tò he sẽ không khó bằng công đoạn luộc bột làm tò he – theo như một nghệ nhân làm nghề lâu năm chia sẻ.

Mãn nhãn trước các tác phẩm nặn tò he – Ảnh: Báo Lao động thủ đô

Với màu của tò he, các nghệ nhân xứ Huế tận dụng mùa của các cây thực vật tự nhiên và là sự kết hợp tinh tế giữa các bản màu sắc với nhau tạo nên đa dạng loại tò he cho du khách lựa chọn.

3. Điểm thu hút đông đảo khách du lịch

Nhiều khách du lịch đều vô cùng thích thú trước nét văn hóa dân gian truyền thống của người dân Việt Nam. Đặc biệt là khi du lịch cố đô Huế, du khách không những chiêm ngưỡng trực tiếp những nghệ nhân tò he biểu diễn mà tại đây du khách còn thả mình lấm lem đôi tay với những cục bột nặn tò he thú vị, hấp dẫn trên đất cố đô. Nhiều du khách bày tỏ sự thích thú trước trải nghiệm văn hóa nặn tò he ấn tượng này.

Khách nước ngoài thích thú trước hàng to he – Ảnh: Giáo dục

Hiên nay, du lịch Huế đang tận dụng mạnh mẽ nét văn hóa truyền thống lâu đời để phát triển mạnh mẽ kích cầu du lịch trên đất cố đô.

4. Sự sáng tạo không ngừng nghỉ nghề nặn tò he

Không phải đơn giản mà nghề nặn tò he được nhiều giới mộ điệu ngưỡng mộ. Không chỉ nằm ở sự khéo léo từ đôi bàn tay của nghệ nhân mà còn nằm ở sự sáng tạo không ngừng nghỉ. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện, mỗi tác phẩm là một nét đẹp riêng của sản phẩm. Người nghệ nhân luôn sáng tạo không ngửng nghỉ và luôn phải tìm ra những chi tiết tạo hình độc lạ kết hợp giữa dân gian và hiện đại.

Vô số các tạo hình ấn tượng của nghề nặn tò he – Ảnh: VOV

Nếu một lần ghé thăm mảnh đất cố đô, hãy dừng đôi chân của mình ghé lại những làng nghề làm tò he lâu năm để hòa mình trải nghiệm những chiếc tò he vào thuở xưa.

Bài viết tham khảo: