Đại Nội Huế

Review chi tiết giá vé Đại Nội Huế 2023 mới nhất

Du lịch Huế

Mang một lịch sử hào hùng oanh liệt dân tộc, Huế là vùng đất cố đô ngày càng thu hút nhiều nguồn du khách ở khắp nơi trên toàn thế giới tề tựu.

Là một trong danh lam thắng cảnh Huế và cũng là điểm đến du lịch náo nhiệt thu hút đông đảo khách du lịch từ khắp mọi nơi, Đại Nội Huế nổi tiếng là một trong nơi tham quan mang đậm nét lịch sử, lưu lại dấu tích lâu đời của vua chúa ngày xưa.

Đại Nội Huế nằm ở đâu?

Nằm trên đường 23/8, Thuận Hòa, Thành phố Huế, Đại Nội khoác lên mình nét đẹp cổ kính trang nghiêm, đặc biệt là mang đậm chất hoàng cung ngày xưa. Du khách mới đầu đến đây sẽ cảm nhận được cái không khí toát lên hẳn bởi không gian, cảnh rừng bao phủ cả một vùng đất trời Huế.

Góc cảnh khu Đại Nội Huế – Ảnh: @traveloka

Đại Nội mở cửa lúc mấy giờ?

Phục vụ du khách từ 8 giờ sáng cho đến 17h00 giờ, Đại Nội Huế mở cửa luôn chào đón quý khách ghé đến tham quan các kiến trúc cổ xưa và đặc biệt tham quan những di tích từ thời vua chúa truyền thuyết trên đất cố đô.

Khám phá Đại Nội Huế mới nhất 2023

Cổng Ngọ Môn

Cổng Ngọ Môn, hay còn gọi là cửa Ngọ Môn, là một kiệt tác kiến trúc vĩ đại, đậm tính hoàng gia, với các chi tiết trang trí phức tạp, tỉ mỉ và kiến trúc vững chắc. Nó không chỉ đơn thuần là một cánh cổng dẫn vào, mà còn là biểu tượng đại diện cho Hoàng cung Huế, do đó nó được thiết kế với nhiều lớp với hệ thống kênh nước bao quanh.

Hiện nay, Cổng Ngọ Môn Huế đang tiến hành tu sửa chữa – Ảnh: Báo VietNamNet

Cổng Ngọ Môn của Hoàng thành Huế đặt về phía Nam của kinh thành, từ đây, bạn có thể tận hưởng tầm nhìn ra sông Hương. Trong khu vực Hoàng thành, Cổng Ngọ Môn bao gồm tổng cộng 5 cửa. Cửa chính ở giữa dành riêng cho vua, trong khi hai cửa bên còn lại dành cho quan thần và binh sĩ. Các cổng bên xung quanh được sử dụng để tiếp đón binh lính và các ngựa đi theo vua, phục vụ chức nghiệp và bảo vệ vua.

Điện Thái Hòa

Điện Thái Hòa, nằm bên trong khu vực Hoàng thành của Đại Nội Huế, là một biểu tượng tượng trưng cho quyền lực của triều đình Nhà Nguyễn thời kì bấy giờ. Đây là công trình quan trọng nhất trong quần thể Kinh thành Huế, và chỗ này cùng với Sân Đại Triều Nghi đã là chứng kiến của nhiều buổi thiết triều quan trọng của triều đình Nguyễn.

Khu vực Điện Thái Hòa Huế – Ảnh: VnExpress

Điện Thái Hòa được xem như một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế nổi bật, với việc sử dụng gỗ lim làm chất liệu chính. Mái điện, cột, và các chi tiết được điêu khắc tỉ mỉ với hình ảnh rồng uốn lượn, tạo nên một sự tinh xảo độc đáo. Trung tâm của điện là nơi đặt ngai vàng của vua, vị trí trang nghiêm dành cho vua trong các buổi thiết triều quan trọng.

Đại Cung Môn

Nằm trong khu Tử Cấm Thành, Đại Cung Mô nổi bật lên nét hoàng gia, cung kính của thời Nguyễn bấy giờ. Đại Cung Môn, là cửa chính đón tiếp hướng Nam của Tử Cấm Thành, là một công trình kiến trúc quan trọng với 5 gian và 3 cửa. Nó được xây dựng dưới triều đại của vua Minh Mạng vào năm 1833. Cửa chính ở gian giữa được dành riêng cho vua sử dụng, trong khi hai bên phía sau cửa chính có hai hành lang nối với Tả Vu và Hữu Vu.

Tả Vu và Hữu Vu

Cùng nằm trong khu với Đại Cung Môn, Tả Vu và Hữu Vu được xây dựng để phục vụ các quan văn, trong khi Hữu Vu là nơi ở của các quan võ trong triều đình. Cả hai tòa nhà này đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho các nghi thức trước các buổi thiết triều, tổ chức các sự kiện quan trọng như cuộc thi Đình và các yến tiệc hoàng gia. Hai công trình này là một trong số hiếm hoi những công trình còn tồn tại sau chiến tranh, và ngày nay, Tả Vu được sử dụng để trưng bày hiện vật lịch sử, trong khi Hữu Vu đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn cho du khách và là nơi lý tưởng để chụp hình.

Điện Cần Chánh

Là nơi để vua thiết triều, đây cũng là nơi có kiến trúc gỗ lớn và đẹp nhất của khu Tử Cấm Thành. Các nét chạm khắc của Điện Cần Chánh vô cùng tinh xảo và công phu làm cho du khách cực ấn tượng với nghệ thuật điêu khắc của điện.

Thái Bình Lâu

Là nơi mà nhà vua thường tới để nghỉ ngơi, đọc sách, viết văn, hoặc sáng tác thơ, tận hưởng một khung cảnh tuyệt đẹp thích hợp cho những vị vua yêu thiên nhiên.

Cung Diên Thọ

Là nơi đặc biệt và khác so với các cung kiến trúc còn lại trong Tử Cấm Thành, cung Diên Thọ ngày xưa được làm nơi nghỉ chân của vu và hoàng hậu cũng như các bậc cao của người phụ nữ quyền lực trong cung.

Nét cổ kính xưa của cung Diên Thọ – Ảnh: iVIVU

Cập nhật giá vé Đại Nội Huế mới nhất 2023

Để tham quan hết cảnh Đại Nội Huế, du khách cần mua vé vào cổng với giá 200.000 đồng cho người lớn và 40.000 đồng cho trẻ em.

Với mức giá này du khách có thể thỏa sức tham quan vào chụp ảnh các khu và cung ở trong Đại Nội Huế.

Cùng với một số thông tin hữu ích của XSTTH, hy vọng du khách sẽ có một chuyến du lịch đến khu Đại Nội tuyệt vời nhất.

Bài viết tham khảo: