tết đoan ngọ ở miền Trung

Ngày Tết Đoan ngọ ở Huế

Văn hóa Huế

Tuy không quá đông đúc và rộn ràng vào ngày mùng năm tháng năm như ở Sài Gòn hay ở Đà Nẵng, thế nhưng ở Huế nhà nhà vẫn chuẩn bị mâm cổ nhỏ, tập họp các thành viên quây quần bên mâm cơm gia đình vào ngày Tết Đoan ngọ.

Và trong ngày đặc biệt hôm nay, hãy cùng XSTTH khám phá ngày Tết Đoan ngọ ở Huế có những hoạt động gì nhé!

1. Buổi sáng ngày mùng năm tháng năm của người dân Huế

Chỉ mới có tờ mờ sáng, các hàng chợ Huế đã tấp nập người mua hoa, kẻ lại mua trầu cau và mấy bánh ú tro về nhà cúng mùng năm. Hàng chợ gia súc gia cầm đông hơn ngày thường với người mua vịt về chuẩn bị làm mâm cỗ nhỏ ăn ngày tết diệt sâu bọ.

Không khí dòng người đổ xô đi mua vật cúng cho ngày cúng cho ngày Tết Đoan ngọ – Ảnh minh họa

Người Huế nói riêng và người miền Trung nói chung có văn hóa ăn thịt vịt vào ngày Tết Đoan ngọ với những mong cầu đem lại một mùa màng bội thu, có mùa tươi tốt và thuận lợi. Vì vậy, cứ hễ đến ngày tết này hàng vịt lại đặc biệt chật hơn các hàng gia cầm, gia súc khác.

2. Mâm cúng mùng năm của người Huế

Cũng là miền Trung với nhau nhưng mâm cúng của người Huế có phần khác với người Đà Nẵng. Nếu trong mâm cúng của người Đà Nẵng có đông sương, có bánh ú tro thì người Huế đặc biệt chuẩn bị phần xôi dẻo, thịt vịt và chè Kê cùng bánh tráng nướng.

Mâm cỗ cúng của người Huế thường bao gồm thịt vịt, chè Kê, xôi và bánh tráng nướng – Ảnh: Huế trong veo

Mỗi món ăn trong mâm cúng đều thể hiện lòng mong cầu của người dân Huế với tổ tiên rằng mong người đem đến sự bình an, công việc luôn có quả ngọt, mùa vụ luôn đơm hoa kết trái ngọt ngào. Do vậy, từ vị ngọt của chè, thịt hay xôi đều thể hiện sự mãnh liệt và rất rõ tấm lòng của người con xứ Huế vào dịp Tết Đoan ngọ.

3.Quây quần bên bữa cơm Tết Đoan ngọ của người Huế

Sau khi thực hiện xong nghi thức cúng bái, các thành viên trong gia đình cùng nhau gặp mặt trên mâm cơm gia đình. Món xôi thường là món khai vị đầu tiên và cũng là món khởi đầu cho mọi câu chuyện trên bàn ăn. Từng hạt xôi dẻo, lẫn thêm vài hạt đậu xanh ăn bùi béo vị giác lắm. Trong gia đình, có một số thành viên sáng tạo cách thưởng thức xôi bằng cách cho lên bên trên bánh tráng nướng cắn giòn rụm, cái vị ngọt bùi của xôi dẻo quyện vào vị tráng nướng tạo nên hậu vị mới lạ khó tả.

Tiếp đến, món chính là thịt vịt. Thịt vịt người Huế chế biến trong ngày mùng 5 tháng 5 thường sẽ luộc để giữ được vị ngọt của thịt. Từng miếng thớ thịt ngọt nước, chấm cùng nước mắm gừng cay cay ăn ngon bá cháy. Có thể thưởng thức thịt vịt cùng cơm trắng đều ngon nhé!

Những miếng thịt vịt béo bở ngày Tết Đoan ngọ – Ảnh: Huế trong veo

Món tráng miệng và cũng là món ăn được khá nhiều thắc mắc dạo đầu – Chè Kê. Chè Kê là chè được nấu từ đậu xanh sánh, hạt đậu xanh sẽ không được xay mịn mà để lộm cộm cho để khi ăn cùng bánh tráng nướng đơm lại vị ngọt không bị gắt hậu vị. Các bạn không biết đấy, ở Huế, món chè Kê phổ biến trong cả ngày thường, món chè tuy dân dã nhưng đến ai thưởng thức cũng đều tấm tắc khen ngon đến khó có thể nào dừng lại sau miếng thưởng thức miếng đầu tiên.

Chè Kê ăn cùng bánh tráng nướng bên cạnh xôi dẻo – Ảnh: Sưu tầm

Kết luận

Cứ mỗi khi đến dịp Tết Đoan ngọ, như rằng ở mỗi vùng miền đều rộn ràng theo văn hóa vùng miền của mình. Và Huế cũng điểm khám phá du lịch ngày mùng 5 tháng 5 với tinh hoa ẩm thực vô cùng độc đáo mà nếu có dịp bạn rất nên ghé đến một lần để trải nghiệm.

Bài viết tham khảo: